[Giải đáp thắc mắc] Mật ong thật kiến có bu không?
Từ lâu mật ong đã được ví như là món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng bởi nhiều lợi ích mang đến cho sức khỏe con người. Loại “thần dược” thiên nhiên này có chứa nhiều dưỡng chất, vitamin cũng như thành phần chống oxy hóa có lợi cho cơ thể và làn da.
Trên thị trường hiện nay, khi mật ong giả xuất hiện tràn lan, nhiều người dùng đã truyền tai nhau rằng mật ong nguyên chất sẽ không bị kiến bu. Vậy thực chất mật ong thật kiến có bu không? Hôm nay hãy cùng Tiệm phố núi tìm hiểu ngay các bạn nhé!
Xem nhanh:[Ẩn]
- Mật ong thật kiến có bu không?
- Tại sao có những trường hợp kiến không bu mật ong?
- Mẹo xử lý mật ong bị kiến bu hiệu quả tại nhà
- Cách bảo quản mật ong không bị kiến, đóng đường
- Lựa chọn hộp đựng phù hợp
- Nhiệt độ bảo quản
- Lau sạch miệng lọ sau khi sử dụng
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát
- Hạn chế sự tiếp xúc của mật ong với không khí
- Để lọ đựng mật ong trong chén nước nhỏ
- Đậy kín lọ mật ong trong hộp nhựa lớn
- Tạm kết
Mật ong thật kiến có bu không?
Nhiều người thắc mắc, liệu mật ong thật có bị kiến bu không? Bởi hiện có nhiều thông tin cho rằng kiến không ăn mật ong nguyên chất mà chỉ những loại mật ong giả, bị pha đường mới bị kiến ăn, kiến bu mà thôi.
Trên thực tế, đường thu hút kiến là lẽ dĩ nhiên. Và chỉ cần bạn làm rơi vài hạt đường thì một lát sau sẽ thấy một đàn kiến kéo nhau đến. Mật ong nguyên chất dù là mật ong rừng hay mật ong nuôi thì bản chất đều là ngọt và kiến vốn là loại động vật thích đồ ngọt.
Trong thành phần của mật ong đạt chuẩn (TCVN 5267:1990) thì hàm lượng đường Glucose và Fructose chiếm tới hơn 60%. Đây là loại đường đơn rất tốt cho sức khỏe và không khiến bạn bị tăng cân hay béo phì. Chính vì thế, đã có đường thì đương nhiên mật ong sẽ bị kiến bu rồi.
Ngoài ra, một số loại mật ong từ hoa như: hoa nhãn, hoa vải, hoa cà phê, … với hương thơm ngọt ngào càng khiêu khích loài kiến hơn. Thật sự, kiến rất thích mật ong, đặc biệt là loại mật trong tự nhiên, mật ong nguyên chất.
Như vậy, với những thông tin trên phần nào đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi mật ong rừng có bị kiến ăn không, mật ong thật kiến có bu vào không? Vậy tại sao vẫn có một số trường hợp kiến không bu vào mật ong?
Tại sao có những trường hợp kiến không bu mật ong?
Có một số trường hợp ngoại lệ mà mật ong sẽ không bị kiến bu vào. Cụ thể như:
Tùy vào đặc tính của từng loài kiến
Nếu ong có nhiều loài khác nhau từ ong mật chuyên hút mật hoa đến các loài chuyên “ăn thịt” như: ong vò vẽ, ong bắp cày, ong vàng, ong đất,... thì kiến cũng không ngoại lệ.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 2000 loài kiến và tùy thuộc vào đặc tính từng loài mà chúng sẽ ăn thức ăn khác nhau.
Điều này đồng nghĩa với việc có loài sẽ thích ăn thực vật, thích những thứ ngọt ngọt chẳng hạn như đường hay mật ong nguyên chất, nhưng cũng có loại chỉ thích ăn thịt động vật (côn trùng) nên cho dù ở gần mật ong thì kiến sẽ không bu vào.
Vị trí mật ong
Một trường hợp khác là tổ mật ong trong tự nhiên đặt trên cao, được bảo vệ bởi lớp sáp ong chắc chắn cùng những chú ong thợ nên kiến sẽ không dám đến gần. Chính vì vậy, dù có là mật ong nguyên chất nhưng kiến cũng không dám bu vào thưởng thức.
Do thu hoạch không đúng cách
Thêm một nguyên nhân nữa mà mật ong không bị kiến bu là do trong quá trình thu hoạch mật được khai thác quá sớm, bằng phương thức thủ công nên còn sót nhiều nhộng non, hoặc chứa nhiều nước khiến mật bị lên men, có vị chua.
Hay nói cách khác thì mật ong lúc này đã bị hỏng, không dùng được. Khi ấy những loại đường tự nhiên đã hoàn toàn bị phân hủy, kiến sẽ không còn cảm giác “thích thú” với loại mật ong này.
Mật ong giả
Như đã chia sẻ ở trên, các loài kiến rất “tinh ý” khi lựa chọn món ăn của mình. Nếu là mật ong giả, bị pha nước lã, hóa chất, phẩm màu hoặc các chất tạo ngọt, làm dậy mùi thơm thì kiến cũng sẽ dễ dàng phát hiện ra.
Và trong trường hợp mật ong bị làm giả, kém chất lượng thì chắc chắn kiến sẽ không bu rồi.
Mẹo xử lý mật ong bị kiến bu hiệu quả tại nhà
Để xử lý mật ong bị kiến bu hiệu quả, đầu tiên bạn hãy xem thử lọ mật ong của mình bị kiến bu nhiều hay chưa. Nếu kiến mới bu ở phần trên miệng chai và lẫn một ít trong lọ mật, bạn chỉ cần dùng vải mùng hoặc đồ lọc nào đó mà xác kiến không qua được rồi lọc qua mật ong. Sau đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng lại bình thường.
Tuy nhiên, nếu để khá lâu và khi kiểm tra thì kiến đã ngập tràn trong lọ mật thì bạn không nên tiếp tục dùng nữa. Bởi lúc này, việc lọc rất mất công, tốn nhiều thời gian và hơn nữa mùi vị, chất lượng của lọ mật ong đó cũng bị thay đổi.
Vậy nên, hãy luôn đảm bảo việc bảo quản mật ong nơi khô ráo, thoáng mát và chắc chắn đã đậy kín nắp chai lọ đựng mật ong để tránh việc kiến lọt vào được.
Cách bảo quản mật ong không bị kiến, đóng đường
Thông thường, để bảo quản mật ong không bị kiến hay đóng đường, cách đơn giản nhất là bạn đựng mật vào trong những chiếc bình thích hợp, đậy kín rồi đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Cụ thể một số cách bảo quản hiệu quả như sau:
Lựa chọn hộp đựng phù hợp
Cách tốt nhất để bảo quản mật ong không bị kiến là đựng nó vào trong những chiếc chai, lọ bằng thủy tinh và có nắp đậy kín.
Trong trường hợp muốn vận chuyển xa, bạn có thể bảo quản mật ong trong chai nhựa plastic. Sau đó, bạn nên rót mật ong từ chai nhựa ra chai thủy tinh để bảo quản mật được tốt hơn
Tuyệt đối không bảo quản mật trong các bình, chai bằng kim loại bởi trong thành phần của mật ong có chứa axit. Do đó, khi bảo quản trong bình kim loại sẽ dễ gây ra hiện tượng ăn mòn, làm mật ong bị nhiễm kim loại nặng, gây hại cho sức khỏe khi sử dụng.
Ngoài ra, việc dùng đồ đựng bằng gỗ cũng khiến mật ong bị nhiễm mùi, gây ảnh hưởng đến chất lượng của mật bên trong. Chưa kể đến, gỗ lại là loại vật liệu rất dễ bị ẩm, mốc ở môi trường ẩm ướt, gây biến tính mật ong.
Nhiệt độ bảo quản
Mật ong được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ thường từ 21 – 27 độ C. Sự thay đổi nhiệt độ có thể khiến độ ẩm trong mật ong bị bay hơi, khiến mật ong dễ bị kết tinh, cứng lại hoặc sẫm màu, biến đổi hương vị.
Lau sạch miệng lọ sau khi sử dụng
Trong quá trình dùng mật ong, chắc hẳn sẽ không tránh khỏi việc mật bám lại trên các vị trí như miệng lọ, nắp lọ,... và đây là chính 1 trong những nguyên nhân dẫn đến bị kiến vào.
Vậy nên, bạn cần chú ý dùng khăn lau sạch phần miệng lọ mật ong sau khi sử dụng xong. Và kết hợp với việc vặn kín nắp lọ, bình đựng để kiến không thấy được mùi.
Xem thêm: Top 10+ Cách phân biệt mật ong thật giả đơn giản nhất
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát
Ánh sáng mặt trời cũng có thể làm hỏng mật ong, khiến chúng bị biến chất, đổi màu và lên men. Chính vì thế, hãy bảo quản mật ong ở những nơi khô ráo, thông thoáng và không bị ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý không bảo quản mật ong ở dưới nền gạch, nền đất. Ở miền Bắc, nếu để lọ đựng mật ong trực tiếp xuống nền nhà vào mùa đông sẽ rất dễ khiến mật bị kết tinh.
Hạn chế sự tiếp xúc của mật ong với không khí
Hãy luôn chắc chắn rằng lọ đựng mật ong của bạn được đậy kín. Nếu lọ đựng mật ong bị hở, sẽ rất dễ bị kiến bu vào. Bên cạnh đó, không khí ẩm cũng có thể xâm nhập vào bình mật ong, khiến mật ong bị biến đổi về hương vị, dinh dưỡng và màu sắc.
Để lọ đựng mật ong trong chén nước nhỏ
Đây là cách làm phổ biến, được các bà nội trợ áp dụng để tránh việc kiến bám vào những thực phẩm có vị ngọt như đường, mật ong,...
Kiến sợ nước, vì thế bạn hãy cho trực tiếp nước vào khoảng 1/3 chén, sau đó đặt lọ mật ong vào giữa. Làm như vậy, sẽ không bị kiến bu vào, gây ảnh hưởng đến chất lượng mật ong nữa.
Đậy kín lọ mật ong trong hộp nhựa lớn
Một cách đơn giản và hiệu quả khác để tránh mật ong không bị kiến bu nữa đó là cho lọ đựng mật ong vào hộp và đậy kín. Việc bạn tạo thêm 1 "bức tường rào khép kín"sẽ giúp ngăn chặn kiến phát hiện ra mùi mật, cũng như sẽ khó có thể vào được bên trong hộp đựng.
Xem thêm: 7 tác dụng của tỏi cô đơn ngâm mật ong với sức khỏe