Cách bảo quản mật ong được lâu không sợ hỏng [hiệu quả nhất]

Mật ong là thực phẩm từ thiên nhiên có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và cũng là lựa chọn hàng đầu trong việc làm đẹp. Để giữ được mật ong tươi ngon cần phải có quá trình chính xác.

Nắm vững những cách bảo quản mật ong được lâu không sợ hỏng hiệu quả nhất dưới đây để giữ ngăn mật ong không bị biến chất gây nguy hiểm mà còn giữ mật thơm ngon hơn. 

Hạn sử dụng của mật ong

Tất cả các loại thực phẩm đều có hạn sử dụng và mật ong cũng vậy. Nhiều người cho rằng, mật ong nguyên chất có thể bảo quản bao lâu cũng được và điều này là hoàn toàn sai.

Vậy mật ong bảo quản được bao lâu?

Thông thường mật ong chỉ nên dùng trong vòng 2 năm kể từ ngày sử dụng.

Điển hình như mật ong rừng do tiếp xúc với phấn hoa nên dễ lên men và gây chua, chỉ dùng được dưới 2 năm.

Với mật ong nuôi thì có thể sử dụng đến 3 năm, tuy nhiên không nên sử dụng tiếp sau đó.

Mỗi lần mua mật không rõ ngày lấy mật chúng ta chỉ nên mua liều lượng vừa đủ dùng, sau khi hết ta mới nên mua tiếp vì mua nhiều và để lâu mật sẽ bị biến chất.

hạn sử dụng mật ong

Cách bảo quản mật ong hiệu quả nhất

Sau đây sẽ là hướng dẫn cách bảo quản mật ong bằng các dụng cụ thích hợp cũng như nhiệt độ hợp lý để giữ mật ong thơm ngon lâu hơn:

Bảo quản mật ong trong lọ thủy tinh và chai nhựa

Cách bảo quản mật ong trong lọ thủy tinh là tốt nhất vì thủy tinh không màu, không mùi và chắc chắn nên không làm biến đổi chất lượng mật ong.

Đặc biệt khi tặng và biếu thì cũng rất trang trọng, lịch sự. Tuy nhiên thủy tinh có nhược điểm là dễ vỡ vì thế cần bảo quản ở nơi an toàn tránh va đập. 

bảo quản mật ong trong lọ thủy tinh

 

Đựng mật ong trong chai nhựa không lo bị vỡ trong quá trình vận chuyển, chai nhựa có rất nhiều kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn, dù bạn có nhiều mật ong cũng không lo không có cái đựng. Khi mật ong lên men, có khí ga, dùng chai nhựa đựng ít bị vỡ như chai thủy tinh.

Không nên bảo quản mật ong trong chai lọ gỗ hoặc kim loại

Mật ong khi bảo quản trong chai lọ gỗ sẽ hấp thụ mùi của gỗ, chất lượng của mật ong bên trong có thể bị ảnh hưởng. Hơn nữa, gỗ rất dễ bị mốc khi gặp điều kiện ẩm ướt.

Còn đối với chai lọ bằng kim loại, lâu dần các chất trong kim loại và mật ong có thể phản ứng với nhau tạo ra độc tố. 

Do đó hãy tránh dùng 2 vật liệu này để giữ mật ong nhé!

bảo quản mật ong tốt nhất

Nhiệt độ thích hợp để bảo quản mật ong

Nhiều người vì sợ mật ong bị hỏng nhanh hoặc bảo quản mật ong không bị kiến bu nên đã để mật ong trong tủ lạnh.

Điều này hoàn toàn không nên – bởi khi để mật ong trong tủ lạnh, nhiệt độ lạnh sẽ làm tăng nhanh quá trình kết tinh của mật ong, khi đó bạn sẽ thấy các váng kết tủa xuất hiện trôi nổi trong chai mật ong, lâu dần sẽ làm giảm chất lượng của mật ong.

Nhiệt độ thích hợp để bảo quản mật ong là nhiệt độ phòng khoảng 21- 26 độ C, nếu nhiệt độ cao hoặc thấp hơn sẽ dễ khiến mật ong nhanh hỏng, dễ biến chất gây sẫm màu và mất vị ngon.

Vậy mật ong bảo quản ở đâu? Tránh những nơi có ánh nắng trực tiếp như gần cửa sổ thay vào đó là một vị trí tốt hơn để giữ mật ong luôn trong trạng thái tốt. 

Không nên để mật ong ở dưới nền gạch, vì nhiệt độ khá thấp có thể làm mật bị kết tinh, tránh các nguồn có nhiệt độ cao hoặc thấp để giữ được chất lượng mật ong.

bảo quản mật ong đúng cách

Mật ong phải luôn được đậy kín

Hạn chế để mật ong tiếp xúc nhiều với không khí. Đảm bảo rằng các lọ hoặc hộp dùng để bảo quản mật ong phải được đậy kín hoàn toàn.

Bởi các thành phần không rõ nguồn gốc có trong không khí có thể làm biến đổi mùi vị của mật ong thậm chí là màu sắc. 

Hạn chế tối đa nước lọt vào lọ đựng mật ong, nước khi kết hợp với mật ong nguyên chất sẽ làm mật ong lên men, không thể sử dụng được nữa.

Tuy nhiên cần chú ý là không nên vặn nắp quá chặt sẽ dễ gây vỡ lọ, vì dễ tạo ra khí gas và sủi bọt.

Không để mật ong nguyên chất gần thực phẩm có mùi

Mật ong có mùi hương đặc trưng riêng nhưng khi đặt cạnh những loại thực phẩm có mùi nặng mật ong sẽ có xu hướng hút mùi.

Vì vậy không nên để mật ong gần các loại thực phẩm như: tỏi, hành, tiêu, mắm, thịt bò, cá hồi,...để tránh sự ảnh hưởng mùi từ những loại thực phẩm này. 

bảo quản mật ong không bị kiến bu

Cách bảo quản mật ong không bị kiến

3 cách để bảo quản mật ong không bị kiến mà nhiều người thường sử dụng, đó là: 

Lau sạch miệng lọ sau khi sử dụng

Do mật ong có tính đặc quánh nên không thể tránh khỏi khi sử dụng sẽ làm mật dính lại trên miệng lọ, nắp lọ. Điều này sẽ khiến kiến bị hấp dẫn để tìm đến.
Vì thế bạn nên dùng khăn hoặc giấy sạch để lau sạch khi sử dụng xong.

Để lọ mật ong trong chén nước nhỏ

Đây là cách làm phổ biến để tránh kiến bám vào những thứ có vị ngọt như đường, mật,...
Kiến sợ nước do vậy đổ 1/3 nước vào bát sẽ giúp cản đường kiến bu vào mật ong của bạn.

Cách bảo quản mật ong nguyên chất trong hộp nhựa lớn

Hộp nhựa sẽ là lớp bảo vệ thứ hai giúp ngăn không cho mật ong tỏa mùi ra cũng như ngăn kiến vào được bên trong.

Cách bảo quản mật ong nguyên sáp

Mật ong nguyên sáp cần được vắt mật ra sau khoảng 5 - 6 tháng kể từ khi lấy mật khỏi tổ. Để quá lâu không vắt sẽ khiến mật lên men tự nhiên, không dùng được. 

Nên bảo quản mật ong ở đâu?

Bảo quản mật ong ở nơi khô ráo, thoáng mát, mật ong chất lượng nhất được bảo quản ở nơi tối.

Không để mật ong dưới gạch lát vì nhiệt độ thường khá thấp sẽ khiến mật ong kết tinh. Để đảm bảo chất lượng của mật ong, hãy để mật ong cách xa nguồn nhiệt (nóng và lạnh).

Lưu ý khi bảo quản mật ong

Không nên bảo quản mật ong gần những nơi có mùi hôi: Mật ong khá nhạy cảm với mùi từ các vật thể khác nên phải để mật ong tránh xa những vật gây mùi, làm mất mùi thơm, mùi mật ong đặc trưng.

Những thực phẩm cần tránh xa là: thịt bò, cá, hành, tỏi,...

Tránh ánh nắng trực tiếp cho ong: Tiếp xúc ánh nắng mặt trời sẽ làm mật ong bị đổi màu, gây mùi hôi và hư hỏng.

Tránh để không khí và nước lọt vào lọ mật ong sạch: Nước và không khí làm hỏng mật ong. Có rất nhiều bụi bẩn trong không khí có thể dễ dàng oxy hóa mật ong và làm thay đổi chất dinh dưỡng tự nhiên của mật ong.

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp về những cách bảo quản mật ong tốt nhất hiệu quả. Để tránh tốn kém tiền bạc và ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta hãy luôn tìm hiểu những kiến thức bổ ích này nhé!