Mật ong bị sủi bọt có sao không? Mẹo xử lý [hay nhất]

Hiện tượng mật ong bị sủi bọt chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với những người dùng thường xuyên sử dụng “thần dược” thiên nhiên này. Tuy nhiên, với những ai lần đầu thấy thì đây là điều khá mới mẻ, thậm chí nhiều người còn mang mật ong đi bỏ vì nghĩ là đã hỏng, đã hết hạn sử dụng. 

Vậy nguyên nhân tại sao mật ong bị sủi bọt và cách xử lý đơn giản, hiệu quả tại nhà như thế nào?

Mật ong bị sủi bọt trắng có tự nhiên không?

Thực tế, mật ong bị sủi bọt trắng là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên. Sở dĩ mật ong sủi bọt hay nổi nhiều bọt trắng nhỏ là do bên trong mật ong có ga dạng bọt khí. Khi được bảo quản ở trong chai, lọ thủy tinh kín, dưới tác động của ngoại lực chúng sẽ dẫn đến hiện tượng sủi bọt.

Như vậy, bọt khí trắng là một thành phần trong mật ong được tạo ra do phản ứng vật lý và hóa học gây nên, không phải do quá trình mật ong lên men hay mật ong bị hỏng. 

Tại sao mật ong ngâm bị sủi bọt?

Do tạp chất còn sót lại trong mật

Trong quá trình khai thác, mật ong có thể bị lẫn với nhộng ong non hoặc phấn hoa, từ đó lên men sẽ tạo ra bọt khí. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và gần như không gây ảnh hưởng đến chất lượng của mật. 

Bên cạnh đó, với những sản phẩm mật ong được khai thác bằng máy, trải qua quá trình vắt và lọc ly tâm thường sẽ không bị sủi bọt nhiều như mật ong rừng.

Việc khai thác khi các ô chứa mật chưa bịt kín nắp hay còn gọi là mật non cũng sẽ là một nguyên nhân làm mật ong bị sủi bọt. Bởi, sau khi ong thợ đem mật hoa về tổ còn phải dùng cánh để quạt cho bớt hơi nước rồi mới bịt kín nắp. Đây được gọi là công đoạn luyện mật, tạo ra được lượng mật tinh túy và chất lượng nhất.

cách xử lý mật ong bị sủi bọt

Do nguồn hoa ong hút mật

Mỗi loại hoa khác nhau sẽ có đặc điểm và thành phần dinh dưỡng riêng nên độ sủi bọt của từng loại mật hoa cũng có sự khác biệt. Điển hình như mật ong rừng thường sủi bọt nhiều hơn mật ong nuôi. 

Nguyên nhân là do mật ong rừng được các chú ong hút mật từ nhiều loại hoa khác nhau, còn với mật ong nuôi thì chỉ hút từ 1-2 loại hoa nhất định tại vùng được nuôi. 

Trong mật ong nuôi thì mật ong hoa nhãn, vải, chôm chôm là sủi bọt rất nhiều. Còn mật ong cà phê, cao su lại cực kỳ ít, gần như không sủi bọt.

Hàm lượng nước trong mật ong cao

Nếu quan sát kỹ, các bạn sẽ thấy mật ong đặc ít bị sủi bọt hơn mật ong loãng rất nhiều. Trên thực tế, có nhiều yếu tố dẫn tới mật ong bị loãng như do loại hoa ong hút mật, do thời tiết nhiều mưa, do mật ong thu hoạch non,… Và mật ong loãng cũng là một yếu tố làm mật dễ bị sủi bọt. 

Nguyên nhân là do khi lượng nước có trong mật ong nhiều sẽ làm các phân tử hóa học sẽ ngậm nước. Từ đó, tăng khả năng giao động giữa các phân tử khi gặp kích thích từ môi trường bên ngoài như di chuyển, rung lắc, rót mật từ chai này sang chai kia….Mà khi các phân tử này giao động sẽ sản sinh ra bọt trắng.

Do quá trình vận chuyển

Quá trình vận chuyển cũng là một nguyên nhân hàng đầu làm mật ong bị sủi bọt trắng. Bởi trong thành phần mật ong có chứa rất nhiều các enzym, protein, các axit amin tạo độ kết dính cao và có khả năng sinh bọt. 

Quá trình vận chuyển rung lắc nhiều sẽ làm các bọt này nổi dần và tích tụ ở phía trên thành bình. Khi mở nắp bất ngờ, các bọt khí sẽ bắn vọt lên như khí ga và thậm chí còn có khả năng tạo tiếng nổ lớn, gây vỡ chai.

Do tác động của nhiệt độ và ánh sáng mặt trời

Thời tiết mùa hè nắng nóng sẽ làm lượng phấn hoa có trong mật ong lên men và tạo khí ga. Do vậy, khi rót mật hoặc vận chuyển sẽ làm sinh bọt trắng. 

Khí ga, bọt trắng, cộng với áp suất thay đổi giữa môi trường kín trong chai mật và bên ngoài sẽ dễ làm vỡ chai, gây tiếng nổ. Vì thế, bạn không nên đựng đầy mật lên tận miệng chai và thi thoảng cần mở nắp kiểm tra để giảm áp suất trong chai. 

Mật ong bị sủi bọt có sao không?

Như đã nói ở trên, hiện tượng mật ong bị sủi là các phản ứng hóa học và vật lý tự nhiên. Do vậy, không gây độc hại, không sản sinh ra các chất độc hại và đồng thời các dưỡng chất có lợi trong mật ong vẫn ở dạng bão hòa cực tốt cho cơ thể.

Thậm chí, người ta còn dựa vào khả năng sủi bọt của mật ong để phân biệt mật ong nguyên chất với các loại mật ong bị pha trộn, kém chất lượng. Bởi mật ong nếu bị pha thêm đường hoặc các chất tạo ngọt thì khả năng sủi bọt sẽ ít hơn mật ong nguyên chất.

Do đó, người không cần lo ngại hiện tượng mật ong rừng bị sủi bọt sẽ gây ảnh hưởng chất lượng sản phẩm và sức khỏe con người khi dùng chữa bệnh, làm đẹp hay bồi bổ sức khỏe.

Những thông tin trên chắc hẳn đã giải đáp được một phần câu hỏi mật ong sủi bọt có tốt không không của nhiều người dùng và giúp bạn yên tâm hơn khi sử dụng. Vậy cách xử lý mật ong bị sủi bọt như thế nào?

mật ong bị sủi bọt có sao không

Cách xử lý mật ong bị sủi bọt đơn giản nhất

Để ý kỹ, bạn sẽ thấy mật ong khi có bọt sẽ thơm nhiều hơn lúc bình thường. Vậy nên, nếu không kịp thời giảm lượng bọt sẽ làm mật mất đi hương vị, mùi thơm đặc trưng rất nhanh. 

Khi mật ong bị sủi bọt, bạn tuyệt đối không nên mở nắp ngay để tránh làm mật bị phun trào ra ngoài. Tốt nhất, nên xử lý bằng 1 trong 2 cách sau đây:

  • Cách 1: Tự để mật ong tan bọt trắng và lắng xuống ở vị trí cố định.
  • Cách 2: Cho trực tiếp mật vào ngăn mát tủ lạnh 1 thời gian để nhiệt độ của mật ong giảm xuống. Sau đó, đợi bọt lắng lại thì vớt ra và sử dụng.

Cách hạn chế mật ong không bị sủi bọt

Để hạn chế mật ong không bị sủi bọt, bạn có thể tham khảo một vài cách làm dưới đây:

  • Hạn chế rung lắc hoặc di chuyển mật ong quá nhiều.
  • Tránh việc vặn nắp chai/ bình đựng mật ong quá chặt. Tuy nhiên vẫn phải vặn đủ kín để bọt khí có thể thoát ra ngoài.
  • Thường xuyên mở nắp chai đựng mật ong để xì bớt khí gas trong chai mật.
  • Khi rót mật vào chai, bạn không nên rót quá đầy để hạn chế việc chai mật bị lắc mạnh khi di chuyển. Ngoài ra, vào mùa hạ nắng nóng, bọt khí trong chai sẽ tăng lên còn có thể làm bung nắp chai.
  • Vớt bớt phấn hoa, sáp ong và nhộng non trên bề mặt trước khi đóng nắp.
  • Bảo quản mật ong ở nơi khô ráo, nhiệt độ ổn định (khoảng từ 22 đến 32 độ C), tránh ánh nắng mặt trời và  những nơi có nhiệt độ cao.

Mật ong nguyên chất có bị sủi bọt không?

Bọt khí trắng chỉ là một phần kết tinh của phản ứng hóa học và tính chất vật lý của mật ong gây nên. Đây không phải là quá trình mật ong bị hỏng do lên men. Vậy nên, hiện tượng mật ong sủi bọt không hề gây ảnh hưởng sức khỏe khi dùng.

Đặc biệt, chỉ mật ong thật mới có gas và nổi bọt trắng nên hiện tượng này còn được xem là cách nhận biết mật ong thật và giả. Vì chỉ mật ong nguyên chất mới có thể tạo được bọt khí.

Rót mật ong thế nào để không bị sủi bọt?

Đối với mật ong nuôi thì việc rót mật rất đơn giản, không có khó khăn gì. Tuy nhiên với mật ong rừng thì lại khác bởi mật rất dễ bị sủi bọt trong quá trình rót.

Do đó, khi rót mật ong vào chai, bạn cần đảm bảo thực hiện theo đúng nguyên tắc “để mật ong chảy bám theo thành chai xuống đáy”. Như vậy mật ong sẽ không bị va đụng lung tung vào thành chai gây nên hiện tượng sủi bọt khí.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng phễu hay cây đũa dài như cách thực hiện dưới đây:

Dùng phễu

Với cách làm này, bạn dùng phễu đặt lên miệng chai nhỏ rồi nghiêng nhẹ để mật chảy vào phễu và từ từ bám vào thành chai. Bạn nên thực hiện động tác này nhẹ nhàng, đều đặn để tránh mật trào ra bên ngoài phễu.

Đồng thời, khi rót mật bạn tránh rót đầy chai, chỉ để vơi vơi để hạn chế mật sủi bọt sẽ trào ra ngoài.

Dùng cây đũa dài

Đầu tiên, bạn sử dụng một cây đũa dài để thẳng đứng xuống bên trong chai. Sau đó, bạn từ từ rót nhẹ mật lên cây đũa để mật bám vào thân đũa và dễ dàng chảy xuống chai. Các động tác này cần thực hiện khéo léo để tránh mật tràn không kịp chảy xuống. 

Tạm kết

Qua bài viết ngày hôm nay chắc hẳn các bạn đã biết được nguyên nhân tại sao mật ong bị sủi bọt và cách xử lý khi mật ong sủi bọt trắng đơn giản hiệu quả rồi đúng không. 

Hy vọng rằng những chia sẻ của bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về “thần dược” thiên nhiên này. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết trên!