Bột sắn dây kỵ với gì? Những ai không nên dùng bột sắn dây
Bột sắn dây là nguyên liệu quen thuộc với nhiều gia đình Việt với nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, bột sắn dây chỉ phát huy tối đa tác dụng khi được sử dụng đúng cách. Nếu kết hợp bột sắn dây với những nguyên liệu kỵ với nhau có thể gây tác dụng ngược. Vậy bột sắn dây kỵ với gì?
Xem nhanh:[Ẩn]
Bột sắn dây kỵ với gì?
Bột sắn dây là phần tinh bột được chiết xuất từ củ sắn dây, có màu trắng mịn và không chứa tạp chất. Bột sắn dây chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Nếu bạn không biết bột sắn dây kỵ với những gì mà kết hợp chúng với nhau sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những thực phẩm kỵ với bột sắn dây mà các bạn nên lưu ý.
Bột sắn dây kỵ với mật ong
Nhiều tài liệu cho biết, khi kết hợp bột sắn dây chung với mật ong có thể gây ra một số phản ứng cho cơ thể nếu cơ địa không hợp như đầy hơi, đau bụng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều thông tin cho rằng mật ong là sản phẩm kỵ với bột sắn dây, sử dụng chung mật ong và bột sắn dây sẽ gây đột tử.
Tuy nhiên, vẫn chưa có bất kỳ tài liệu nào chứng minh điều này là sự thật. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau để tránh gây ra những tác dụng không mong muốn.
Bột sắn dây kỵ với hoa sen, hoa bưởi, hoa nhài
Hiện nay, rất nhiều người vẫn cho rằng, ướp chung hoa bưởi, hoa sen, hoa nhài với bột sắn dây sẽ đem đến mùi thơm và tăng hương vị khi sử dụng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã cảnh báo đây là một thói quen sai lầm vì nó sẽ làm giảm dược tính phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh của bột sắn dây.
Ngoài ra, ướp hoa bưởi với bột sắn dây khiến bạn không cảm nhận được hết hương vị và mùi thơm tự nhiên của nó. Thậm chí, sự kết hợp này có thể dẫn đến các tình trạng không mong muốn như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng,...
Sử dụng bột sắn dây hàng ngày có tốt không?
Nhiều người vẫn uống bột sắn dây hàng ngày vì công dụng giải nhiệt rất tốt của nó. Tuy nhiên, đừng nên quá lạm dụng thực phẩm này hàng ngày. Bởi vì, bột sắn dây có tính hàn dễ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Đặc biệt, với trẻ em hay người mới ốm dậy, uống bột sắn dây quá nhiều sẽ gây ra những cơn đau quặn bụng, tiêu lỏng.
Vì thế, để phát huy tối đa công dụng của bột sắn dây, chúng ta không nên uống quá một ly bột sắn dây mỗi ngày và không sử dụng bột sắn dây liên tục hàng ngày. Bạn nên chừa ra những khoảng trống để dạ dày nghỉ ngơi và hấp thu các chất dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày.
Đối tượng nào không nên dùng bột sắn dây
Những người có thể hàn
Bột sắn dây là thực phẩm được biết đến với tính hàn cao nên những người có thể hàn không nên sử dụng. Bởi vì, nếu người thể hàn dùng bột sắn dây có thể gây ra tình trạng khó chịu, đầy bụng.
Trẻ em
Bột sắn dây được chiết xuất từ củ sắn dây và ở dạng sống. Tính hàn của bột sắn dây không phù hợp với trẻ em khi hệ tiêu hóa của bé còn non nớt rất dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu các mẹ muốn cho bé sử dụng bột sắn dây, hãy nấu chín để đảm bảo an toàn và giảm bớt tính hàn giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn.
Ngoài ra, mẹ không nên dùng bột sắn dây để thao bột, cháo. Vì trẻ em dưới 2 tuổi cần rất nhiều chất dinh dưỡng để phát triển trí não, chiều cao, cân nặng. Bột sắn dây không đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của bé mà còn chứa nhiều thành phần làm giảm khả năng hấp thụ vi chất.
Phụ nữ đang mang thai
Phụ nữ mang thai cơ thể thường cảm thấy nóng bức, khó chịu nên khi dùng bột sắn dây các mẹ sẽ thấy dễ chịu. Tuy nhiên, khi mẹ bầu thấy có dấu hiệu mệt mỏi, bị lạnh hay tụt huyết áp thì không nên sử dụng bột sắn dây.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng bột sắn dây
Để bột sắn dây phát huy tối đa hiệu quả, hãy lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Bạn nên uống bột sắn dây sau khi đã được nấu chín. Uống bột sắn dây sống vẫn đem đến nhiều tác dụng nhưng với những người cơ địa yếu hoặc bụng dạ không tốt dễ gây đau bụng, tiêu chảy.
- Bạn không nên dùng quá nhiều bột sắn dây trong một ngày. Chúng ta chỉ nên sử dụng tối đa một ly nước sắn dây trong một ngày, tương đương với không quá 30 gram bột sắn dây.
- Bột sắn dây có vị ngọt và tính hàn có tác dụng tốt trong việc giải rượu, giải nhiệt, chữa cảm sốt,... Vì bột sắn dây đã có vị ngọt sẵn nên không nên dùng thêm nhiều đường sẽ gây hại cho sức khỏe. Chúng ta chỉ nên cho thêm một ít đường để tạo vị ngọt thanh.
Kết luận
Trên đây cung cấp những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc bột sắn dây kỵ với gì, những đối tượng không nên dùng bột sắn dây. Hy vọng qua bài viết của Tiệm phố núi, bạn được có thêm nhiều kinh nghiệm sử dụng bột sắn dây để đem đến hiệu quả tốt nhất.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.