Bỏ túi công thức làm bánh gạo lứt cho người tiểu đường tại nhà

Với hương vị thơm ngon đặc trưng cùng hàm lượng dinh dưỡng cao, bánh gạo lứt giờ đây đang là món ăn vặt yêu thích với mọi lứa tuổi, nhất là đối với những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng hay tập luyện thể thao.

Đặc biệt, với những người mắc bệnh tiểu đường, gạo lứt không chỉ là loại thực phẩm lành mạnh mà còn giúp người bệnh kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa và trì hoãn sự tiến triển của bệnh. Cùng Tiệm phố núi tìm hiểu ngày 3 công thức làm bánh gạo lứt cho người tiểu đường trong bài viết dưới đây.

Bánh gạo lứt có tốt cho người tiểu đường không?

Bánh gạo lứt là loại bánh dinh dưỡng chứa nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng các chất xơ, chất chống oxy hóa, khoáng chất cùng một số loại vitamin. 

Trong loại bánh này có chứa một loại hợp chất thực vật có tên là flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Việc tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều flavonoid giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính như Alzheimer, ung thư và bệnh tim.

Đặc biệt, với những bệnh nhân tiểu đường, sử dụng bánh gạo lứt thường xuyên giúp ngăn ngừa, trì hoãn sự tiến triển của bệnh, kiểm soát lượng đường trong cơ thể rất hiệu quả.

bánh gạo lứt có tốt với người bị tiểu đường hay không

So với gạo trắng, việc sử dụng các thực phẩm làm từ gạo lứt giúp bệnh nhân tiểu đường giảm lượng đường huyết trong máu và hemoglobin A1c. Nếu sử dụng thường xuyên và trong thời gian dài, bánh gạo lứt còn hỗ trợ cải thiện đường huyết cũng như chức năng nội mô. Đây là những chỉ số quan trọng đo lường sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, chế độ chế độ ăn gạo lứt cũng hỗ trợ giảm cân rất tốt ở những người mắc bệnh tiểu đường. Với những chị em bị béo phì hoặc thừa cân, việc tiêu thụ khoảng 100 - 150 gram bánh gạo lứt mỗi ngày sẽ giúp giảm các chỉ số về cân nặng nói chung và vòng eo nói riêng, một cách đáng kể.

Hiện nay, các món ăn từ gạo lứt như bánh gạo lứt, thanh gạo lứt ăn kiêng hay gạo lứt sấy rong biển được sử dụng ngày càng nhiều vì giúp no lâu và có tác dụng hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra, loại thực phẩm giàu chất xơ này còn có lợi cho hệ tiêu hóa, nhờ vậy làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính.

Với những thông tin trên chắc hẳn đã giúp các bạn trả lời câu hỏi “người tiểu đường ăn gạo lứt được không”. Vậy cách làm bánh gạo lứt dành cho người tiểu đường như thế nào? Có khó hay không?

Công thức bánh gạo lứt cho người tiểu đường

Bánh mì gạo lứt

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 80g gạo lứt
  • 420g bột mì
  • 260g nước
  • 100g đường nâu
  • 5g bột men nở khô

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Gạo lứt sau khi mua về bạn rửa sạch qua nước, để ráo, cho vào máy xay nhuyễn rồi rây lấy bột mịn.
  • Bước 2: Cho bột gạo lứt vừa xay cùng bột mì, đường nâu, men nở đã chuẩn bị vào 1 tô lớn rồi thêm nước vào trộn đều. Bạn nhào bột thành khối đồng nhất, mịn và ko dính tay. Sau đó ủ bột cho bột nở gấp đôi.
  • Bước 3: Bột sau khi nở, bạn lấy ra nhào qua lại rồi cán khối bột thành hình chữ nhật. Tiếp đó, dùng bình xịt một ít nước lên trên bề mặt tấm bột.
  • Bước 4: Cuộn tấm bột thành thanh trụ dài rồi bạn cắt bột ra thành nhiều phần bằng nhau (khoảng 14 phần).
  • Bước 5: Cho bánh vào khay thêm 20 phút để bánh nở thêm. Đun sôi nồi nước và hấp bánh khoảng 13 phút để bánh chín rồi bạn tắt bếp.

Món bánh mì gạo lứt rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ, giúp no lâu và hạn chế lượng mỡ thừa tích tụ. Món bánh này không chỉ tốt cho bệnh nhân tiểu đường mà còn được các chị em sử dụng nhiều trong thực đơn ăn kiêng.

cách làm bánh gạo lứt cho người bị tiểu đường

Bánh quy gạo lứt vừng đen

Bánh quy gạo lứt là món ăn cực kỳ thơm ngon, bổ dưỡng và rất tốt cho bệnh tiểu đường. Loại bánh gạo cho người tiểu đường không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn hỗ trợ giảm Cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và những biến chứng liên quan.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 160g bột gạo lứt 
  • 1 thìa cà phê muối
  • 2 thìa cà phê dầu meg
  • 40g hạt vừng đen
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 1 ít hạt óc chó, hạnh nhân đã nghiền nhỏ

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Cho bột gạo lứt, hạt hạnh nhân, óc chó đã nghiền nhỏ với một ít muối tinh vào 1 bát lớn rồi cho thêm dầu mè và hạt vừng đen vào trộn đều lên. Sau đó, bạn cho thêm lòng đỏ trứng gà vào nhào hỗn hợp cho mịn.
  • Bước 2: Vo khối bột thành viên tròn rồi cắt đôi và lăn thành 2 thanh dài. Tiếp đó, bạn bọc lại bằng màng thực phẩm và để trong ngăn mát tủ lạnh 30 phút.
  • Bước 3: Lấy thanh bột ra, cắt nhỏ thành từng miếng bánh dày 0,5cm rồi xếp vào khay nướng đã lót sẵn giấy nướng. 
  • Bước 4: Bạn Nướng bánh trong vòng 15 phút ở nhiệt độ 350 độ C hoặc đến khi viền bánh có màu nâu sáng là được.

Bánh đa gạo lứt

Ngoài nấu thành cơm, cháo, gạo lứt còn được sử dụng để làm sợi bánh hủ tiếu, bánh tráng hay bánh đa mà hương vị vẫn thơm ngon không kém gì so với làm bằng bột gạo truyền thống.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 400g bột gạo lứt
  • 90g bột năng
  • 30g bột đậu xanh
  • 300ml nước sôi
  • 70ml nước lạnh
  • 1/3 thìa cà phê muối

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Pha bột gạo lứt với nước rồi khuấy đều. Bạn nên pha bột từ tối ngày ngày hôm trước, để gạo ngấm hơn. Sau đó bạn trộn đều bột gạo lứt, muối, bột năng cùng 300ml nước sôi. Tiếp đó, cho đậu xanh cùng nước lạnh rồi tiếp tục khuấy đều.
  • Bước 2: Bắc 1 nồi nước lên bếp, đặt khay kim loại hoặc chảo chống dính lên trên rồi chờ đến khi nước sôi và khay kim loại thật nóng thì bạn đổ vào 1 lớp bột. Đậy nắp kín khoảng 5 phút là bánh chín. Làm tương tự đến khi hết số bột còn lại.
  • Bước 3: Gỡ bánh đa gạo lứt ra khỏi khay, phết dầu ăn đều lên 2 mặt, sau đó để bánh thật nguội.
  • Bước 4: Khi bánh nguội, bạn gỡ từng lớp ra rồi dùng kéo cắt nhỏ bánh thành sợi vừa ăn.
Xem thêm: Cách uống cần tây mật ong giảm cân tại nhà

    Người tiểu đường cần lưu ý gì khi ăn bánh gạo lứt?

    người bị tiểu đường ăn bánh gạo lứt nên lưu ý gì

    Ăn cùng những thực phẩm khác

    Người bị tiểu đường có thể ăn bánh gạo lứt cùng với các thực phẩm lành mạnh khác như: protein nạc, chất béo lành mạnh,... để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.

    Ăn chậm nhai kỹ

    Khi ăn cơm gạo lứt hay các loại bánh làm từ gạo lứt, người bệnh tiểu đường cần nhai kỹ để dễ hệ tiêu hóa hoạt động đúng cách và tốt cho sức khỏe.

    Đo đường huyết sau bữa ăn

    Sau mỗi bữa ăn, bạn cần kiểm tra lại đường huyết để biết lượng bánh gạo lứt đã ăn có đảm bảo đúng tiêu chuẩn và lượng đường huyết vẫn trong mức độ kiểm soát. Để từ đó đưa ra định lượng và chế độ ăn phù hợp.

    Ngoài gạo lứt, người bệnh tiểu đường cũng cần bổ sung thêm các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt giúp ổn định đường huyết, tăng cường sức khỏe. 

    Một số câu hỏi thường gặp

    Người tiểu đường nên ăn bao nhiêu bánh gạo lứt mỗi ngày?

    Tuy rất tốt cho sức khỏe, nhưng trong bánh gạo lứt vẫn chứa một lượng carbs lớn. Chính vì vậy, việc chia khẩu phần ăn mỗi ngày là rất quan trọng với người bệnh tiểu đường.

    Nếu mục tiêu của người bệnh là 30 gram carbs cho một bữa ăn, thì mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa từ 100 - 150gram bánh gạo lứt để đảm bảo lượng carbs còn lại được cung cấp từ các thực phẩm khác như thịt, rau, trứng,...

    Ngoài ra, người bệnh tiểu đường nên kết hợp ăn bánh gạo lứt cùng với các loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ cũng như cung cấp cho cơ thể đầy đủ vitamin, chất khoáng, protein, chất béo, chất xơ và các loại rau củ quả ít carbs.

    Tiểu đường thai kỳ có nên ăn bánh gạo lứt không?

    Bên cạnh việc tốt cho những người tiểu đường, bánh gạo lứt cũng rất tốt cho các chị em bị tiểu đường thai kỳ. Loại thực phẩm này sẽ giúp ổn định lại lượng đường trong máu nhờ vào hàm lượng magie góp phần sản sinh ra insulin.

    Bởi vậy, bạn hoàn toàn có thể ăn gạo lứt thay thế gạo trắng nếu như đang cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho lành mạnh và ít calo.

    Tạm kết

    Trên đây là tổng hợp một số cách làm bánh gạo lứt cho người tiểu đường thơm ngon, bổ dưỡng ngay tại nhà. Mong rằng những chia sẻ của Tiệm phố núi sẽ giúp các bạn thực hiện thành công món bánh tốt cho sức khỏe này.

    Hãy bổ sung ngay 3 công thức làm bánh gạo lứt trên vào sổ tay nội trợ của mình các bạn nhé!

    1 of 6